Bệnh CRD gây thiệt hại lớn cho trang trại nếu không nắm rõ cách phòng chống và điều trị. Để hỗ trợ những sư kê nuôi gà đá và các loại khác, GA179 chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, đề phòng hiệu quả.
Bệnh CRD gây ra thiệt hại gì cho gà?
Bệnh CRD là một dạng hô hấp mãn tính thường thấy ở gà và gia cầm nói chung. Theo GA179, người chăn nuôi trước đây quen gọi là Hen, thuộc dạng truyền nhiễm.
Theo khoa học, hội chứng hen do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, cùng với chủng Myc. Synoviae (MS) hình thành nên tình trạng viêm khớp truyền nhiễm dẫn đến viêm hô hấp.
Nếu như chuồng trại gặp phải dịch bệnh này, hậu quả và thiệt hại sẽ không nhỏ. Vậy nên người chăn nuôi cần biết rõ các thông tin liên quan để đề phòng, nhận biết và cách chữa trị hiệu quả.

Đặc điểm, biểu hiện gà nhiễm bệnh CRD
Một khi gà bị nhiễm CRD sẽ có một số các biểu hiện để người nuôi nhận ra. Nếu là người chăm sóc, thường xuyên quan sát và biết được thói quen bạn sẽ dễ dàng nhận thấy dấu hiệu lạ để tìm hiểu.
Bản chất CRD là hội chứng không quá nguy hiểm. Nhung vì sức đề kháng sẽ giảm mạnh và làm cho cá thể dễ dàng bị nhiễm các bệnh khác làm cho cá thể bệnh thêm trở nặng. Nếu chủ trại không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong ở gà sẽ là con số đáng kể.
Nguyên nhân chính và tốc độ lây lan bệnh CRD
Loại vi khuẩn Chronic Respiratory Disease tồn tại trong cơ thể và gây bệnh cho gia cầm. Đặc biệt là tình trạng sẽ bộc phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ẩm ướt và các lý do sau:
- Nuôi ở những nơi có nhiều khí độc hại, vật nuôi có sức đề kháng kém ở mọi giai đoạn phát triển đều có khả năng bị lây nhiễm.
- Gà nuôi thịt: Hen mãn tính xảy ra nhiều vào giai đoạn từ 4 – 8 tuần tuổi, dây thiệt hại kinh tế cho chủ trang trại, đồng thời ảnh hưởng chất lượng thịt và tỷ lệ chết cao.
- Nuôi lấy giống, lấy trứng thương phẩm: CRD làm giảm sản lượng trứng, tỷ lệ lấy giống sống giảm. Khi mầm bệnh truyền qua trứng, hầu hết đều làm giảm số lượng con giống, tỷ lệ tử 5 – 10%, Giảm đẻ: 10 – 20% và làm giảm tăng trọng từ 10 – 20%.
- Đường lây truyền dọc CRD từ đàn bố mẹ sang con.
- Còn lây trực tiếp qua tiếp xúc với gà như dụng chăn nuôi, túi đựng thức ăn, chuột, chim hoang dã,…
Đặc biệt, căn bệnh CRD này cũng lây truyền ngang khi có cá thể nhiễm mà không được cách ly. Mật độ nuôi trong chuồng quá dày, ẩm thấp, không thông thoáng thiếu ánh sáng hay tốc độ gió lùa quá mạnh.
Khi lây nhiễm gà có biểu hiện gì?
Khi nhiễm hen ở tình trạng mạnh dần, bệnh bộc lộ rõ ở giai đoạn từ 3 – 6 tuần tuổi. Với các trường hợp khác sẽ phát triển trong khoảng thời gian gà sinh sản, những dấu hiệu sau giúp chủ nuôi nhận biết:
- Có dấu hiệu bỏ ăn thấy rõ, ủ rũ, nhận biết bằng cách quan sát máng ăn còn dư nhiều cám. Gà thường vẩy mỏ, sau đó có dịch chảy ra.
- Bị viêm khớp, sưng to và có dịch nên cá thể ốm di chuyển khó khăn, ngồi khuỷu.
- Khi thở sẽ phát ra tiếng khò khè ở khí quản, rõ ràng nhất vào thời gian ban đêm hoặc sắp sáng.
- Khi đã mắc bệnh CRD, cá thể ốm đi và dễ mắc theo các hội chứng Ecoli hay tụ huyết trùng máu làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Nếu chủ trại không tiến hành kiểm tra, điều trị sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Điều trị bệnh CRD và cách đề phòng hiệu quả
Trước khi điều trị người nuôi cần tìm hiểu về nguyên nhân, hội chứng đi kèm và lên phác đồ điều trị hiệu quả.
Xử lý cá thể bị hen
Sau khi phân biệt rõ các triệu chứng và nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên kế hoạch, phác đồ điều trị chính xác, sử dụng đúng loại thuốc cho gia cầm.
- Nếu như gà bị hen ghép với Newcastle, Gumboro cần trị theo trình tự dệnh để có thể tiêu diệt virus hen tận gốc.
- Kiểm tra, loại bỏ những yếu tố tạo dịch bệnh liên quan như chuồng trại có sạch sẽ không, thức ăn, nguồn nước có đảm bảo?
- Hạ sốt, làm long đờm và cho gà uống thuốc có các thành phần Vitamin C, Bromhexin,… đểcá thể uống nước tự do, giảm mật độ nuôi.
Đồng thời kết hợp với loại kháng sinh có tên Tylosin hay Doxycyclin điều trị nhưng không dùng cho gà đang đẻ, ảnh hưởng đến sản lượng trứng.
Phòng ngừa bệnh hen CRD ở gà đúng cách
Người nuôi cần đề phòng hen bằng cách thực hiện đúng, đều các biện pháp an toàn sinh học. Nâng cao sức đề kháng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, mùa đông cần đảm bảo độ ấm, thông thoáng vào mùa hè.
Cách ly đàn gà mới với nhóm đang nuôi, tách biệt các cá thể nào nghi nhiễm. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng các bữa ăn hàng ngày và tiêm ngừa vắc xin định kỳ.

Bệnh CRD GA179 không làm thiệt hại nặng nề tài chính cho chủ nuôi nếu điều trị gà bệnh kịp thời và đề phòng tốt cho chuồng trại. Tuân thủ đúng về chế độ dinh dưỡng để chiến kê khỏe, thi đấu tốt.
Xem thêm: Bệnh Viêm Phổi Ở Gà Có Nguy Hiểm Không? Phòng Như Thế Nào?